Search the Site

Donate

Early Christian Converts (Vietnamese)

Sự theo đạo Cơ-đốc giáo bắt đầu ở các thành phố giữa các nhóm người không nghèo và cũng không giàu.


Ancient Corinth
Ancient Corinth

Những người Cơ-đốc đầu tiên.

Tác giả: Michael Joseph Brown

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam

 

“Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng,” sứ đồ Phao-lô nói với hội thánh Cô-rinh-tô (1Cô 1:26). Điều này cho chúng ta biết nhiều thông tin về địa điểm mà phong trào Cơ-đốc sơ khai bắt nguồn. Đại đa số các Cơ-đốc đầu tiên là cư dân thành phố; một số người có tiền của, nhưng ít người có địa vị cao trong xã hội.

Trái ngược với hình ảnh nông thôn mà chúng ta có về Chúa Giê-su và các môn đồ của Ngài, nhà truyền giáo Cơ-đốc thời kỳ đầu thành công nhất là sứ đồ Phao-lô, là một trong số các sứ đồ đã đưa sứ điệp của mình đến các trung tâm đô thị lớn của Đế chế La Mã như Cô-rinh-tô, Phi-líp và Tê-sa-lô-ni-ca.

Ngay cả khi chúng ta xem xét lại vào sự ra đời của phong trào Cơ đốc giáo sau khi Chúa Giê-su phục sinh, sứ điệp Chúa Giê-su là Đấng cứu thế đã được rao giảng đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem.  Ngày Lễ Ngũ Tuần xảy ra trong bối cảnh này (xem Công-vụ 2:5, Công-vụ 2:9–11). Các thành phố ưu tiên được chọn là các địa điểm truyền giáo vì họ có dân cư đa dạng. Sự đa dạng như vậy cho phép sứ điệp được rao truyền tới các nhóm dân tộc khác nhau. Nói tóm lại, đường xá và phương tiện giao thông vận chuyển kết nối các thành phố là nguồn sống của sự bành trướng Cơ-đốc giáo trong thời kỳ đầu tiên.

Khi chúng ta nghĩ về những Cơ đốc nhân đầu tiên, chúng ta không nên cho rằng họ là những người thật giàu có, hoặc là những người rất nghèo khó. Những Cơ đốc nhân đầu tiên thuộc một nhóm khó xác định hơn: thương nhân, nghệ nhân, chủ đất nhỏ và những người có hoàn cảnh tương tự đã tạo thành cốt lõi của các hội đồng Cơ-đốc giáo đầu tiên. Những người như Phi-lê-môn, Nim-pha, A-qui-la Prit-ca và những người không tên khác đã tổ chức các cuộc họp Cơ-đốc giáo đầu tiên tại nhà của họ.  Họ cũng là những người đã cung cấp chổ nhóm và tài chính để duy trì phong trào. Đây là những người có tài nguyên như nhà riêng. Họ có thể để dành tiền một cách thường xuyên để hỗ trợ những việc như mục vụ của Phao-lô và hội thánh ở Giê-ru-sa-lem (xem 1 Cô-rinh-tô 16:1–4). Đương nhiên, cũng có những người có địa vị kém như Ô-nê-si-mu được Phao-lô đề cập đến trong thư ông gữi cho Phi-lê-môn.

Tập tục truyền giáo Cơ-đốc, trong số các hội thánh mà Phao-lô thành lập, dường như đã bắt đầu khi ông đến các thành phố. Sau đó, ông đảm nhận một công việc để tạo cơ hội cho ông có thể tiếp xúc với những đối tượng mục tiêu của truyền giáo. Sau khi thuyết phục được các người cốt lõi về lẽ thật của sứ điệp, ông tổ chức một điểm nhóm tại gia để gặp nhau thường xuyên. Những người này sẽ tiếp tục chia sẻ sứ điệp và tham gia vào mục vụ của Phao-lô xuyên qua những món quà tài chính và gửi và nhận thư tín.

Người ta đổi sang Cơ đốc giáo vì nhiều lý do, và các học giả đã đề xuất nhiều lý thuyết để giải thích cho sự lan truyền của Cơ-đốc giáo. Một điều chắc chắn: những người tham gia phong trào Cơ-đốc giáo tin rằng họ đã trải nghiệm Đấng Chris phục sinh.

  • Michael Joseph Brown

    Michael Joseph Brown is associate dean of the College and director of the Malcolm X Institute of Black Studies at Wabash College. He is the author of What They Don’t Tell You: A Survivor’s Guide to Biblical Studies (Westminster John Knox Press, 2000), The Lord’s Prayer Through North African Eyes: A Window into Early Christianity (Bloomsbury T&T Clark, 2004), and Blackening of the Bible: The Aims of African American Biblical Scholarship (Bloomsbury T&T Clark, 2004).